Thảm sân bóng chuyền Vinyl dày 6.0mm
- PQ-BC135
- TOPSPORTS
- m2
- Nhiều màu
- 435.000đ
- Giá trên thay đổi theo số lượng
- Giá chưa bao gồm công lắp đặt
- Tùy theo bờ mặt của thảm.
- Vị trí và bề mặt sàn hiện hữu.
- Chưa bao gồm kẽ logo
Chi tiết:
I. CHẤT LIỆU CỦA THẢM BÓNG CHUYỀN:
PolyVinyl Clorua ( PVC)
II. CẤU TẠO CỦA THẢM BÓNG CHUYỀN
- Thảm sân bóng chuyền được cấu tạo 4 lớp :
- Lớp chống mài mòn PVC: có tính năng chịu được độ mài mòn cao và độ trơn trượt chuyên dụng.
- Lớp lưới sợi thủy tinh, chống co dãn và kéo dài tuổi thọ.
- Lớp ổn định gia tăng sự ổn định lớp bọt.
- Lớp bọt xốp PVC có mức độ trùng khít nhau có tính chất hấp thụ lực, giảm va đập, chấn thương, chống mài mòn.Tầng đáy của thảm cầu lông được xử lý bằng làm se khô bề mặt, chống thấm, kháng nấm mốc phù hợp cho việc chống đàn hồi và tiêu chuẩn cho việc hấp thụ va chạm.
III. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA SÂN BÓNG CHUYỀN
- Khổ rộng 1.42 - 1.8m x 15m dài
- Độ dày: 6.0mm
- Diện tích lắp đặt:
Chiều dài: 24m
Rộng của: 15m
- Kích thước: Theo tiêu chuẩn của liên đoàn bóng chuyền thế giới.
- Màu sắc: Xanh, Cam
- Bề mặt thiết kế nhám nhằm chống trơn trượt.
IV. QUI TRÌNH THI CÔNG THẢM BÓNG CHUYỀN:
Trước khi tiến hành thi công lắp đặt thảm sân bóng chuyền, thì việc làm phẳng nền bê tông là hết sức quan trọng, bỡi nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và mỹ thuật sau khi trải thảm.
Quy trình thi công trải thảm sân bóng chuyền gồm các bước sau:
Bước 1: Làm phẳng mặt nền và vệ sinh nên bê tông.
* Với nền là gạch men hoặc đá granit.
- Xử lý bề mặt gạch men hoặc đá granit hiện hữu trên nền sân.
- Dùng máy mài, mài toàn bộ mặt gạch men hoặc đá granit. Đảm bảo nền luôn được phẳng và ổn định trước khi lắp đặt
* Với nền là nền bê tông vững chắc, nền tốt.
- Kiểm tra lại co nền theo thiết kế.
- Kiểm tra lại nền về độ phẳng.
- Xử lý nhưng vết lõm trên mặt nền bằng hỗn hợp keo chuyên dùng cho nền bê tông (keo TopSports + cát mịn chuyên dùng + xi măng + nước).
- Xử lý những vết lồi nếu có trên mặt nền bằng máy mài, để đảm bảo mặt nền trước khi thi công luôn được phẳng và ổn định.
Dùng hỗn hợp keo chuyên dùng (keo TopSports + cát mịn chuyên dùng + nước) qua bay tạo độ mịn cho nền bêtong.
- Sau đó làm vệ sinh sạch nền để đảm bảo nền không còn vết bẩn, bụi.
Bước 2: Dùng keo dán lên nền bê tông
Bạn nên sử dụng loại keo chuyên dùng cho loại thảm do chính nhà sản xuất thảm cung cấp. Vì chính họ là người hiểu rõ nhất loại vật liệu mà họ sản xuất.
- Trước khi lắp đặt, bất kỳ vết bẩn, vết sơn….. nào cũng phải được tẩy sạch. Quét sạch đất, cát, chất bẩn trên bề mặt sàn.
- Bề mặt sàn cũng cần được khô ráo trước khi thi công.
- Sau khi nền được làm vệ sinh sạch và ổn đinh:
Lấy đường chuẩn (hay đường tâm), Đường chuẩn này chia nền nhà ra theo từng khổ của thảm mình muốn thi công:
Đường chuẩn có tác dụng giúp thi công tiết kiệm thảm nhất và đảm bảo thẫm mỹ sau khi hoàn thành. Thường, bạn có thể lấy đường tâm là đường vuông góc với bức tường có cửa ra vào hoặc vuôn góc với bất kỳ bức tường nào theo chiều mà bạn chọn.
Đánh dấu đường chuẩn bằng một dây giăng ngang với điểm đầu và điểm cuối thật thẳng hàng.
Dùng keo dán theo đường chuẩn đã xác định, ta trải thảm theo đường keo dán và nằm trên nó.
Một mẹo nhỏ cho bạn để sàn thảm của bạn được hoàn hảo đó là: trong quá trình dán thảm, bạn nên lưu ý đến các đường vân thảm, dán đúng chiều vân thảm sẽ mang lại một kết quả mỹ mãn.
Bước 3: Hoàn thiện thảm
- Thường thì ở phần mép tường, bạn phải cắt rìa thảm còn thiếu. Bạn đánh dấu miếng thảm cần cắt bằng bút chì,… và có thể dùng dao hoặc kéo để cắt. Mép thảm, nên cách mép tường khoảng 1-2mm.
- Để sàn thảm của bạn trở nên hoàn hảo hơn, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thêm len chân tường Phần len chân tường này sẽ giúp bạn che mép thảm, tăng tính thẩm mỹ, là sự kết nối tinh tế giữa sàn thảm và tường.
- Vệ sinh, làm sạch vết keo, vết bẩn trên thảm bằng cách lau sàn thảm bằng nước sạch.